CHÂN THÀNH ĐẾN TỘT BẬC, ĐỪNG SỢ THIỆT THÒI, ĐỪNG SỢ MẮC LỪA, ĐỪNG SỢ NGƯỜI KHÁC DỐI GẠT TA, THẬM CHÍ LÀ NGƯỜI KHÁC TỔN THƯƠNG TA, HÃM HẠI TA, ĐỀU KHÔNG SỢ, MỘT MỰC CHÂN THÀNH, THÌ QUÝ VỊ MỚI CÓ THỂ THÀNH PHẬT, MỚI CÓ THỂ THÀNH TỰU.

Quý vị thật sự học Phật thì học ở chỗ này. Học, quan trọng nhất là học dùng chân-tâm, không thể dùng A-lại-da, A-lại-da là vọng-tưởng phân-biệt chấp-trước, không thể dùng, dùng chân thành, chân thành đến tột bậc. Đừng sợ thiệt thòi, đừng sợ mắc lừa, đừng sợ người khác dối gạt ta, thậm chí là người khác tổn thương ta, hãm hại ta, đều không sợ, một mực chân thành, thì quý vị mới có thể thành Phật, mới có thể thành tựu. Vẫn còn điều giả, vẫn còn muốn tự bảo vệ mình, sai rồi.
Người khác đến hại ta, có cần đề phòng không? Không cần thiết. Quý vị thường có tâm đề phòng, thì tâm quý vị vẫn chưa thanh tịnh, đừng nói đến bình đẳng giác, mà cả tâm thanh tịnh cũng chưa đạt được. Thật sự có dũng khí, vì sao có dũng khí? Mỗi niệm của tôi đều là vãng sanh thế giới Cực Lạc, hôm nay đi là tốt nhất, phải có tâm như vậy. Có duyên với thế gian này, tôi phục vụ cho mọi người, giúp đỡ mọi người nhiều hơn; không có duyên, thì nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ, tốt! Xả thì phải xả cho hết, vẫn còn dây dưa không dứt thì không được. Không thể bị hoàn cảnh ảnh hưởng, gọi là công phu thật; thường bị hoàn cảnh ảnh hưởng là phàm phu lục đạo, khi nào mới được ra khỏi?
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 – TẬP 194
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Việt dịch: Diệu Hiệp
____________________
☀️ Khi giác ngộ rồi biết được người và mình là một thể, không đối lập
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể luyện được, luyện cho mình cố gắng đừng chấp trước, từ chỗ này tập cho mình, cố gắng đừng chấp trước, bởi chấp trước là luân hồi lục đạo, nhân của luân hồi lục đạo là chấp trước. Nhân của pháp giới tứ thánh là phân biệt, hạ thủ công phu từ đây. Không chấp trước, trong đạo Phật có phương pháp, hạ thủ công phu không chấp trước từ đâu? Đối với tất cả pháp, không có ý niệm khống chế, khống chế là chấp trước, không có ý niệm chiếm lấy, không có ý niệm đối lập, học ba điều này, ba điều này là công phu cơ bản. Không được đối lập với người, họ đối lập với mình thì được, nhưng mình không được đối lập với họ. Vì sao? Bởi họ mê, mê nên mới đối lập, giác ngộ rồi thì không có đối lập, vì sao? Vì là nhất thể mà, khi giác ngộ rồi biết được người và mình là một thể, không đối lập. Sau khi giác ngộ rồi không khống chế, khống chế rất vất vả, khống chế được chăng? Không khống chế được, khống chế là tạo nghiệp, chiếm lấy cũng tạo nghiệp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ăn no, mặc ấm, có một căn phòng nhỏ che nắng che mưa là đủ rồi, như thế là sống đời sống của thần tiên đấy, không hề có bất cứ áp lực nào, thân tâm khinh an tự tại, tương ưng với đạo. Đạo là gì? Đạo là tự tánh, tương ưng với tự tánh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã sống đời sống như vậy, đó là tấm gương hay nhất.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
____________________
☀️ “Đời sau vẫn tạo lục đạo luân hồi, không ra khỏi. Đây không phải là việc nhỏ, mà là việc lớn. Người sống ở đời, lần này là một cơ hội, quý vị gặp được Phật Pháp rồi, nếu quý vị không gặp được Phật Pháp thì không có một chút cách gì……..”🙏
Chúng ta sanh ra trong thời đại này, nhiều tai nạn như vậy, sống đời sống vất vả như thế, có ý niệm lìa khổ được vui không? Có ý nghĩ như thế, nhưng không lìa khỏi, không có được vui, không dám nghĩ đến. Làm sao đây? Đời sau vẫn tạo lục đạo luân hồi, không ra khỏi. Đây không phải là việc nhỏ, mà là việc lớn. Người sống ở đời, lần này là một cơ hội, quý vị gặp được Phật Pháp rồi, nếu quý vị không gặp được Phật Pháp thì không có một chút cách gì, gặp được rồi, có thể làm rõ ràng, làm sáng tỏ sự việc này thì phải buông xuống. Điều gì cũng phải buông xuống, tuyệt đối không để thân tâm thế giới ở trong tâm, buông xuống thị phi nhân ngã, buông xuống Thân kiến, đừng Chấp trước thân này là ta, thân không phải là ta, thân là công cụ mà ta sở hữu, hiện nay ta phải lợi dụng công cụ này để vượt thoát lục đạo luân hồi, buông xuống Thân kiến, không có thân. Thân chân thật là gì? Thân chân thật là Pháp thân. Thế nào là Pháp thân? Khắp pháp giới hư không giới là Pháp thân. Học Phật là vì điều gì? Vì lìa khổ được vui. Làm sao mới có thể lìa khổ được vui? Trở về Tự Tánh thì khổ không còn nữa, nỗi khổ của lục đạo không còn nữa, nỗi khổ của mười pháp giới không còn nữa, nỗi khổ của 52 cấp bậc tu hành cũng không còn nữa. Thật sự, đại đạo đơn giản nhất, không khó! Khó ở chỗ nào? Không chịu thật làm. Cho nên người thành thật nghe lời thật làm, chắc chắn có thể làm được. Không thành thật, không nghe lời, không thật làm, như vậy thì không được, người ấy trong đời này kết duyên với Phật, đời sau được gặp lại thì tính tiếp.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014, TẬP 199
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Việt dịch: Diệu Hiệp
nguồn: FB Pháp Sư Tịnh Không
____________________
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 
Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc
HOAN NGHÊNH SAO CHÉP, CHIA SẺ – CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Chia sẻ Pháp là cách cúng dường tối thượng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *